Công ty TNHH Phú Cường Gia
(0274) 2211668
sale@sonbinhduong.com
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Bảng giá
  • Tư vấn
  • Mẫu nhà đẹp
  • Khuyến mãi
  • Tin tức
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Tin tức

  • Thị trường sơn Việt Nam: doanh nghiệp FDI vẫn thắng thế

Đăng ngày 25-09-2013, 2:26 am
Chia sẻ link lên Facebook   Chia sẻ link lên Twitter   Chia sẻ link lên google+   Chia sẻ LinkedIn

Thị trường sơn Việt Nam: doanh nghiệp FDI vẫn thắng thế

Thị trường sơn Việt Nam: doanh nghiệp FDI vẫn thắng thế

 1-8-2013 (VF) — Ngành công nghiệp sơn Việt Nam đã ra đời và phát triền từ năm 1914 -1920 với sự xuất hiện của một số xưởng dầu tại Việt Nam. Giai đoạn 1976 -1990 toàn quốc có 12 công ty – xí nghiệp sản xuất sơn lớn nhỏ thuộc sở hữu nhà nước.  Đến năm 2007, hầu hết các hãng sơn lớn của thế giới đều đã có mặt tại Việt Nam, dưới hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài hoặc gia công hợp tác sản xuất với các công ty sơn trong nước. Cho đến năm 2008, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (khoảng hơn 30 doang nghiệp) vẫn chiếm 60% thị phần, 40% còn lại là phần các doanh nghiệp Việt Nam.  Sơn trang trí chiếm tỉ trọng lớn về thể tích (64 – 66%) tổng sản lượng nhưng lại có giá trị thấp, ứng với (41 – 45%) về trị giá. Mức tăng trưởng trung bình của ngành 15-20%, số doanh nghiệp ngày càng gia tăng (VPIA). Hiện số doanh nghiệp sản xuất sơn tại Việt Nam đã tăng lên gần 600 DN.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội sơn – mực in Việt Nam (VPIA), sản lượng sơn và chất phủ sản xuất tại Việt Nam trong năm 2011 đạt khoảng 345 triệu lít, trong đó sơn trang trí chiếm phần lớn với khoảng 66%, sơn gỗ chiếm 16%, sơn tàu biển và bảo vệ chiếm 7%, sơn bột chiếm 4%, sơn tấm lợp chiếm 4% và phần còn lại là các loại sơn khác (TBKTSG, 15-12-2012).

Cơ cấu ngành sơn theo giá trị

Cơ cấu ngành sơn theo giá trị

Mặc dù số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, chưa đầy 20 doanh nghiệp, nhưng họ lại đang nắm giữ 60-65% thị phần sơn hiện nay. Trong đó sản lượng lớn nhất thuộc về Akzo (30.000 tấn/năm) và Expo (40.000 tấn/năm).

Tuy năng lực cạnh tranh của các hãng sơn nội địa còn kém hơn so với các hãng sơn ngoại nhưng những năm gần đây, nhiều thương hiệu sơn nội vẫn gia nhập thị trường với nhiều thương hiệu mới như Kova, Đồng Tâm, Tison, Alphanam, Hòa Bình… Một số thương hiệu trong nước có uy tín và sản lượng cao, thậm chí cao hơn cả các thương hiệu sơn nước ngoài, như Kova 5.000 tấn/năm, Tison 5.000 tấn/năm.

Một số DN trong nước đã mạnh dạn chinh phục thị trường nước ngoài như Sơn Hòa Bình, sơn Kova. Cụ thể, ngoài dòng sơn trang trí, Sơn Hòa Bình đã chọn sản xuất sơn đá cho phân khúc cao cấp với thương hiệu Hodastone. Giá trung bình cao hơn gấp 2-3 lần so với sơn nước nhưng sơn đá Hodastone vẫn được ưa chuộng vì có tính thẩm mỹ và độ bền cao cho các công trình ven biển có nắng gió nhiều, hơi muối, hoặc khí hậu lạnh giá như Nhật Bản, châu Âu. Tương tự, sơn Nova cũng hấp dẫn người tiêu dùng với hàng loạt tính năng mới như chống cháy, sử dụng sơn áo chống đạn, diệt khuẩn, chống bám bụi… Sơn Kova đã tạo được thương hiệu và tìm được chỗ đứng tại thị trường Việt Nam, nhưng hướng đi chính hiện nay của Kova vẫn là xuất khẩu (Doanh nhân Sài Gòn, 1-8-2013).

Thị trường sơn được dự báo vẫn sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới, tình hình cạnh tranh của các DN ngày càng khốc liệt. Nếu DN sản xuất sơn trong nước không khắc phục một số nhược điểm: chỉ khai thác ở mảng sơn trang trí nội-ngoại thất, chủng loại sơn chưa nhiều, chưa chú trọng đến quảng bá thương hiệu nên vẫn yếu thế hơn các thương hiệu sơn nước ngoài, nâng cao chất lượng quản lý thì cũng sẽ rất khó trụ vững trên thị trường.

Tin liên quan

  • SƠN BÌNH DƯƠNG - BẢNG GIÁ PHỤ KIỆN 2019
  • THỢ SƠN NHÀ VÀ “ NHỮNG CÁI “CHẾT” BIẾT TRƯỚC”?
  • TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG SƠN NĂM 2018 TẠI VIỆT NAM
  • Thị trường sơn: Cạnh tranh ngày càng khốc liệt
  • Thêm 100.000 tỷ cho vay ưu đãi bất động sản?
  • Thị trường VLXD - Thị trường sơn : vàng thau lẫn lộn
  • Thị trường sơn: Ngoại ép nội

Chủng loại sơn

  • Sơn nước nội thất (13)
  • Sơn nước ngoại thất (23)
  • Sơn lót (9)
  • Bột trét nội thất (4)
  • Bột trét ngoại thất (3)
  • Keo - Bột chà ron (6)
  • Phụ kiện sơn (39)
  • Sơn dầu, sơn xịt (20)
  • Sơn chống rỉ (11)
  • Phụ gia - Chất chống thấm (16)
  • Keo dán gạch (8)
  • DULUX PROFESSIONAL (0)

Nhãn hiệu sơn

  • Boss – Spring (6)
  • Dulux– Maxilite (35)
  • Galant – ATM – TV (45)
  • Nishu – Ichi (0)
  • Joton (4)
  • Việt Mỹ (35)
  • Giấy dán tường Đài Loan (7)
  • Giấy dán tường Hàn Quốc (19)
  • Gritone (15)
  • Khác (12)
  • Kayo (0)

Download bảng giá

Để xem được file báo giá bạn cần có phần mềm đọc PDF, download tại đây

  • SƠN BÌNH DƯƠNG - BẢNG GIÁ PHỤ KIỆN 2019
  • BẢNG GIÁ DULUX PROFESSIONAL THÁNG 6/2018
  • BẢNG GIÁ 10/2017

QUY ĐỊNH MUA HÀNG

  • Quy định đổi trả hàng
  • Hình thức thanh toán
Bản đồ

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công ty TNHH Phú Cường Gia
  • Địa chỉ: D4/8 KDC Thuận Giao, KP Bình Thuận 2, P. Thuận Giao, TX. Thuận An, Bình Dương
  • Tel: (0274) 2211668
  • Fax : (0274) 3718152
  • Email: sale@sonbinhduong.com
  • Website: http://www.sonbinhduong.com
Phú Cường Gia